Danh sách di tích Di tích ở Ninh Bình

Di sản thế giới

Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình, Việt Nam. Nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các khu du lịch này là khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích khoảng 12.000 ha.

Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệpthành phố Ninh Bình. Về mặt hành chính, Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân (Hoa Lư); Ninh Nhất, phường Tân Thành (Tp Ninh Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Bình, Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn Lai, (Nho Quan) nhưng Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào.

Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích 12.000 ha. Quần thể danh thắng Tràng An nằm gần các quốc lộ 1A, QL38B, QL12B và trong tứ giác nước được giới hạn bởi các sông: sông Hoàng Long ở phía Bắc; sông Chanh ở phía Đông; sông Hệ ở phía Nam và sông Bến Đang ở phía Tây.

Di tích quốc gia đặc biệt

Ninh Bình có 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm:

Di tích cấp quốc gia

Dưới đây là danh sách các di tích được xếp hạng cấp quốc gia, bao gồm cả các di tích thuộc Quần thể di sản thế giới Tràng An:

TTDi tíchĐịa điểmGiá trị nổi bật
1Đền Vua Đinh Tiên HoàngTrường Yên - Hoa LưĐền Vua Đinh là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa.
2Đền Vua Lê Đại HànhTrường Yên - Hoa LưĐền Vua Lê là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa.
3Đền Thái ViNinh Hải - Hoa LưThờ các vua đầu nhà Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên đã lập ra hành cung Vũ Lâm
4Đền Suối TiênNinh Hải - Hoa LưThờ thần Quý Minh - vị thổ thần từ thời Hùng Vương được Đinh Tiên Hoàng đế phong trấn Nam Hoa Lư tứ trấn
5Đền TrầnTrường Yên - Hoa LưDo Vua Đinh Tiên Hoàng cho lập để thờ thần Quý Minh, Vua Trần Thái Tông sau này đã xây dựng lại đền đá như kiến trúc hiện nay nên gọi là đền Trần.
6Đền TrìnhTrường Yên - Hoa LưThờ 2 vị tướng nhà Đinh có công bảo vệ ấu chúa Đinh Toàn và tận trung với nhà Đinh, chống đối việc lên ngôi của Lê Hoàn.
7Đền Tứ TrụTrường Yên - Hoa LưThờ Tứ trụ triều Đình nhà Đinh: Tể tướng Nguyễn Bặc; Ngoại giáp Đinh Điền; Thượng thư Trịnh Tú; Thái sư Lưu Cơ.
8Đền thờ Công chúa Phất KimTrường Yên - Hoa LưNằm ở làng cổ Yên Thành, thờ Công chúa Phất Kim con gái Vua Đinh Tiên Hoàng, người được Vua Đinh gả cho sứ quân Ngô Nhật Khánh.
9Động Thiên HàSơn Hà - Nho QuanĐộng Thiên Hà là hang động đẹp, gồm cả động khô và động ướt với đa dạng hệ thống nhũ đá vẫn được kiến tạo. Động chứa nhiều dấu vết để lại của cư dân Việt cổ.
10Động Tiên CáNinh Hải - Hoa LưĐộng xuyên thủy dài hơn 1500m có hệ thống nhũ đá muôn hình vạn trạng. Du khách được đi trên một hành lang bằng bè tre để xuyên vào trong lòng động.
11Động Vái GiờiNinh Hải - Hoa LưĐộng Vái Giời rộng khoảng 5000m2, cửa động nằm ở độ cao 439 bậc đá với 3 tầng "Trần gian, Địa ngục và Thiên đường" với nhiều măng nhũ đá lung linh huyền ảo.
12Động, chùa Bích ĐộngNinh Hải - Hoa LưXuyên thủy động nằm trong lòng núi Bích Động, nơi có ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê. Danh thắng được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động"
13Động Am TiênTrường Yên - Hoa LưLà pháp trường xử án thời Đinh, nơi gắn bó và tôn thờ các danh nhân: Trương Ma Ni, Thái hậu Dương Vân Nga và Quốc sư Nguyễn Minh Không.
14Đình Yên TrạchTrường Yên - Hoa LưTổngTrường Yên xưa gồm 7 làng cổ: Yên Thượng, Yên Thành, Yên Trung, Yên Hạ, Yên Trạch, Chi Phong và Lạc Hối. Ngôi đình trong làng cổ Yên Trạch thờ Đinh Tiên Hoàng.
15Hang BóiTrường Yên - Hoa LưDi chỉ khảo cổ học chứa đựng dấu ấn người tiền sử sinh sống tại Tràng An cách ngày nay từ 5.000 đến 30.000 năm.
16Hang MòiNinh Hải - Hoa LưDi chỉ khảo cổ học thể hiện cư dân Tràng An sống ở 2 trạng thái môi trường khác nhau: lục địa và biển; mức sớm từ 7.000 đến 10.000 năm, muộn từ 3.500 đến 6.000 năm.
17Hang TrốngNinh Hải - Hoa LưDi chỉ khảo cổ học hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử từ 3.000-30.000 năm trước thuộc nền văn hóa Tràng An
18Hang BụtNinh Hải - Hoa LưHang Bụt là một hang đá tự nhiên dài 500m, xuyên thủy qua núi Tướng. Nơi rộng nhất tới 70m, trần hang cao khoảng 30m, hang có hệ thống nhũ đá lung linh kỳ ảo.
19Hành cung Vũ LâmNinh Xuân - Hoa LưLà căn cứ quân sự do Các vua đầu nhà Trần lập để củng cố lực lượng trong kháng chiến Nguyên Mông. Đây còn là nơi các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang phật giáo.
20Phủ KhốngTrường Yên - Hoa LưThờ 7 vị quan trung thần với triều Đinh và Vị quan trấn ải nơi đây đã lập đền thờ và trồng cây thị đặc biệt ở bên cạnh phủ.
21Vườn chim Thung NhamVườn chim trải rộng trên diện tích hơn 300ha, là nơi cư trú của khoảng 40.000 con, khoảng 5.000 tổ chim các loại, thuộc 46 loài chim, nhiều loài trong sách Đỏ VN.
22Chùa Duyên NinhTrường Yên - Hoa LưChùa Duyên Ninh được xem là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Chùa được xây dựng từ thế kỷ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng.
23Chùa Bà NgôTrường Yên - Hoa LưChùa Bà Ngô là một di tích thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư, chùa được xây từ thời nhà Đinh, gắn với vị hoàng hậu là bà Ngô phu nhân.
24Chùa Nhất TrụTrường Yên - Hoa LưChùa cổ thời Tiền Lê, nơi có bảo vật quốc gia cột kinh bằng đá với nhiều dấu tích minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của phật giáo Hoa Lư thế kỷ X.
25Chùa Kim NgânTrường Yên - Hoa LưNgôi chùa cổ từ thời Đinh, thuộc làng Chi Phong - thành Tây kinh đô Hoa Lư là nơi sinh ra Vua Lý Thái Tông đồng thời là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Việt Nam.
26Hang MuốiTrường Yên - Hoa LưHang Muối nằm ở gần sông Sào Khê thuộc phạm vi thành Đông kinh đô Hoa Lư, tương truyền là nơi cất giữ muối, lương thực.
27Hang QuànTrường Yên - Hoa LưHang Quàn nằm trong ngọn núi là tường thành Đông của kinh đô Hoa Lư, tương truyền là nơi các quan sử dụng kỹ thuật ướp xác để bảo vệ thi thể Vua Đinh.
28Núi Chùa AmTrường Yên - Hoa LưNúi có 2 ngôi chùa thời Đinh. Chùa Am thuộc thôn Yên Trung, nằm ở phía tây bắc núi; chùa Đìa thuộc thôn Yên Thành, nằm ở phía đông nam núi Đìa, xã Trường Yên.
29Tam CốcNinh Hải - Hoa LưDanh thắng Tam Cốc gồm cảnh quan thiên nhiên 2 bên sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi tạo ra 3 hang động xuyên thủy.
30Phủ Đông VươngTrường Yên - Hoa LưPhủ Đông Vương nằm biệt lập. Thờ Hoàng tử Đông Thành Vương Lê Ngân Tích, con thứ hai của Vua Lê Đại Hành.
31Phủ Vườn ThiênTrường Yên - Hoa LưPhủ Vườn Thiên nằm ở làng cổ Yên Thành. Thờ Thái tử Kình Thiên Vương Lê Long Thâu là thái tử, con cả Vua Lê Đại Hành nên còn gọi là phủ Kình Thiên.
32Bia Cửa ĐôngTrường Yên - Hoa LưBia Cửa Đông (bia hang Thầy Bói) được tạc dưới chân núi Đầm, gọi cửa thành này là Đông Môn, là nơi bá quan văn võ triều Đinh Lê qua lại mỗi khi vào triều bệ kiến.
33Lăng vua Đinh, lăng vua LêTrường Yên - Hoa LưLăng Vua Đinh Tiên Hoàng nằm trên núi Mã Yên còn lăng Vua Lê Đại Hành nằm ở dưới chân núi Mã Yên; thuộc phạm vi thành Đông kinh đô Hoa Lư.
34Núi chùa Bái ĐínhGia Sinh - Gia ViễnNơi có khu chùa cổ với hang động, đền thờ thần Cao Sơn có từ thời Đinh và Khu chùa mới với nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á được xác lập.
35Núi Non NướcThanh Bình - Tp Ninh BìnhNúi nổi tiếng với hơn 100 bài thơ khắc lên đá. Trên núi có lầu đón gió và Tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy. Chân núi là chùa Non Nước và đền Trương Hán Siêu.
36Núi Cánh DiềuThanh Bình - Tp Ninh BìnhNgọn núi có hình cô gái tóc xõa mình trần nằm giữa thanh thiên trời đất. Bên núi có chùa Cánh Diều và đền thờ thần Thiên Tôn trấn đông Hoa Lư tứ trấn
37Chùa A NậuNinh Khánh - Tp Ninh BìnhMột trong những ngôi chùa cổ thời Trần do Trần Thái Tông xây dựng khi về Ninh Bình lập hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông
38Chùa Đẩu LongTân Thành - Tp Ninh BìnhChùa Đẩu Long là ngôi chùa cổ, có lịch sử hình thành từ thời Đinh - Lê thế kỷ X. Chùa là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, thờ 9 vị thần của các làng xung quanh.
39Động Thiên TônThiên Tôn - Hoa LưĐộng chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành Đông của khu di tích cố đô Hoa Lư.
40Chùa Trung TrữNinh Giang - Hoa LưChùa Trung Trữ là di tích cấp quốc gia từ năm 1990. Chùa cùng khu vực với đình Trung Trữ thờ các vị vua và hoàng hậu triều đại nhà Đinh và Tiền Lê.
41Đền Cả La MaiNinh Giang - Hoa LưĐền Cả La Mai được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1994; làng La Mai ở ven sông Đáy, thờ Thánh Quý Minh - vị thần trấn Nam Hoa Lư tứ trấn
42Chùa Phong PhúNinh Giang - Hoa LưChùa Phong Phú có từ thời Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X), thờ thần Trấn Vũ Thiên Tôn. Người xưa đa khéo lợi dụng hang động trong ruột núi để làm chùa.
43Đền Đông HộiNinh An - Hoa LưĐền Đông Hội là một trong các di tích có sớm nhất Ninh Bình, từ thời Hai Bà Trưng gọi là Chùa Thanh Xuân. Đền thờ ba anh em, là Đống Bụt, Diệu Vũ và Ngọc nữ Trần Hoa.
44Nhà thờ họ ĐàoNinh An - Hoa LưNhà thờ họ Đào ở Hoa Lư là nhà thờ họ duy nhất tại tỉnh Ninh Bình được công nhận là di tích cấp quốc gia. Nhà thờ nằm trên một khu đất cao, rộng quay hướng chính đông.
45Đền Kê Thượng, Kê Hạ, Miếu SơnNinh Vân - Hoa LưĐền Kê Thượng thờ vọng Hùng Vương và Tản Viên. Đền Kê Hạ thờ Nguyệt Nga Công Chúa. Đền Miễu Sơn thờ Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh.
46Chùa và động Bàn LongNinh Xuân - Hoa LưChùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa. Khi chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động.
47Chùa và động Hoa SơnNinh Hoà - Hoa LưTương truyền rằng động Hoa Sơn là nơi nuôi Ấu chúa thời vua Đinh. Trước đây động có tên là chùa Bà Đẻ, sau này khi vua Tự Đức đến thăm đổi tên động thành Hoa Sơn.
48Đình Ngô Khê HạNinh Hoà - Hoa LưĐình Ngô Khê Hạ là một ngôi đình kiến trúc cổ, trong đình có tượng Định Quốc công Nguyễn Bặc và hơn 10 đạo sắc phong của các triều đại là những di vật lịch sử quý báu.
49Đền Thánh NguyễnGia Tiến, Gia Thắng - Gia ViễnLà di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia có giá trị đặc biệt ở Ninh Bình. Đền thờ thánh Nguyễn Minh Không trên quê hương ông.
50Chùa và động Địch LộngGia Thanh - Gia ViễnĐộng Địch Lộng được mệnh danh là "Nam thiên đệ tam động". Động gồm quần thể hang động, núi, kiến trúc đình, chùa thờ Phật và quốc sư Nguyễn Minh Không.
51Đền thờ Đinh Bộ LĩnhGia Phương - Gia ViễnĐền Văn Bòng là di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của ông. Đền cùng với khu di tích lăng Phát tích trên núi Kỳ Lân trở thành điểm du lịch về nguồn.
52Động Hoa LưGia Hưng - Gia ViễnĐộng Hoa Lư là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh trong quá trình gây dựng, chiêu binh để dẹp loạn 12 sứ quân. Động nằm trong quần thể đầm Cút, đầm Vân Long.
53Đình Trùng HạGia Tân - Gia ViễnĐình Trùng Hạ là di tích kiến trúc nghệ thuật thờ 5 vị: Đông Hải đại vương, Sóc Giang đại vương, Trang Hiền đại vương, Hưng Đạo đại vương và Quốc Mẫu.
54Đình Trùng ThượngGia Tân - Gia ViễnĐình Trùng Thượng là di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đình thờ Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tảng và Đông Hải Đại Vương.
55Đình Vân ThịGia Tân - Gia ViễnĐình làng Vân Thị thờ Thái sư phụ chính Tô Hiến Thành được xây dựng năm 1699 - năm chính tòa thứ 20. Đến nay đã hơn 300 năm tuổi.
56Chùa Lỗi SơnGia Phong - Gia ViễnChùa Lỗi Sơn nằm trong chiến khu Quỳnh Lưu, chùa thờ Phật, còn thờ thêm Hai Bà Trưng và ba bài vị thờ 3 dũng tướng thời vua Hùng là Cao Sơn, Quý Minh và Tản Viên.
57Chùa Lạc KhoáiGia Lạc - Gia ViễnChùa Hạ xây dựng năm 1859, trước chùa Thượng 10 năm. Chùa Hạ thờ Phật và Tam vị Thánh Mẫu; chùa Thượng thờ Phật và Quan Âm Thị Kính.
58Nhà thờ và mộ Nguyễn BặcGia Phương - Gia ViễnDi tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ họ Nguyễn Việt Nam. Nơi thờ thái thủy tổ Nguyễn Bặc, được xem là thủy tổ của họ Nguyễn chính tông ở Việt Nam.
59Nhà thờ Đinh Huy ĐạoGia Phong - Gia ViễnNhà thờ Đinh Huy Đạo, một danh tướng thời Tây Sơn đối với cuộc chiến chống quân Thanh. Ông còn để lại cho đời nhiều bài văn, tác phẩm văn học có giá trị.
60Khu vực núi Kiếm LĩnhGia Tiến - Gia ViễnNúi Cắm Gươm liên quan đến truyền thuyết chú của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Thúc Dự cắm kiếm xuống đất để lậy khi thấy Rồng vàng đưa cháu mình qua sông Hoàng Long.
61Chiến khu Quỳnh LưuNho Quan và Gia ViễnChiến khu Quỳnh Lưu trải rộng trên 7 xã, là căn cứ cách mạng thời ký kháng chiến chống Pháp và Nhật đồng thời được xem là quê hương cách mạng của Ninh Bình.
62Dốc GiangPhú Long - Nho QuanDốc Giang là di tích cách mạng nằm trên đường Quốc lộ 45 từ Rịa đi Sòng Cạn. Chiến thắng Dốc Giang năm 1953 đã tiêu diệt và bắt sống gần 200 tên Pháp.
63Thung LóngPhú Long - Nho QuanTháng 6/1945 Thung Lóng được Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm điểm tổ chức nhiều cuộc họp bàn quan trọng và mở lớp huấn luyện cho các cán bộ và nhân dân địa phương.
64Khu Trũng, Đồng BángSơn Lai - Nho QuanKhu Trũng, Đồng Báng thuộc xã Sơn Lai, là điểm di tích cách mạng thuộc khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, tỉnh Ninh Bình.
65Đền SầySơn Thành - Nho QuanĐền Sầy thờ Ngọc Quang Công Chúa tên húy là Vương Thị Tiên, một trong những nữ tướng thời Hai Bà Trưng.
66Đình Mỹ HạGia Thuỷ - Nho QuanĐình Mỹ Hạ là di tích lịch sử văn hóa trên quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và quê ngoại Vua Đinh Tiên Hoàng. Đình thờ Vua Đinh và Thái hậu Dương Vân Nga.
67Đình ÁcSơn Thành - Nho QuanĐình làng Ác thờ Thuỷ Tinh Công chúa. Đình được xây dựng từ thời vua Trần. Lúc đầu đình được gọi là Hồng Kiều, sau gọi là đền Cầu Vồng, nay gọi là đình Làng Ác.
68Phòng tuyến Tam ĐiệpĐông Sơn và Nam Sơn, TĐLà Phòng tuyến kháng chiến thời Tây Sơn, nơi Vua Quang Trung tập hợp quân trước khi tiến ra Thăng Long làm lên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
69Đền NănYên Thắng - Yên MôNgôi đền cổ này thờ 5 vị thần thời Hùng Vương thứ 6 trấn thủ vùng Nam Lĩnh là: Chàng Hoàng, Quý Nương, Chàng Cả, Chàng Hai, Chàng Ba.
70Đền Bình HảiYên Nhân - Yên MôThờ Linh Công - Vị tướng thời Hùng Vương được phong Đại Hải Long Hầu hiển hách Đại Vương Thượng Đẳng Thần.
71Nhà thờ Vũ Phạm Khải, đền họ VũYên Mạc - Yên MôThờ vị quan dưới 3 triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, tích cực nhất trong phái chủ chiến chống Pháp. Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng đương thời.
72Đền thờ Ninh TốnYên Mỹ - Yên MôThờ danh nhân văn hóa Ninh Tốn, một nhà thơ, nhà viết Sử, nhà biên soạn luật, nhà chính trị và nhà quân sự
73Đền, chùa Khương DụYên Phong - Yên MôĐền, chùa Khương Dụ là cụm công trình di tích có giá trị kiến trúc và nghệ thuật
74Đền Quảng PhúcYên Phong - Yên MôThờ tam vị Ngọ Đại Vương – 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, có công dẹp cướp biển ở cửa biển Thần Phù, dẹp cướp rừng ở vùng núi Tam Điệp.
75Đền LaYên Thành - Yên MôĐền Hậu Trần nằm trên vị trí kinh đô Mô Đô xưa, nay thuộc thôn La nên còn được gọi là đền La, nơi đây nhà Hậu Trần ra đời dưới sự bảo trợ của danh tướng quê hương Yên Mô là Trần Triệu Cơ.
76Chùa ThápKhánh Thịnh - Yên MôChùa Tháp là nơi có xá lỵ của tướng quân Đinh Điền thời Đinh cùng ngôi đền thờ ông và phu nhân cùng Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn - người theo giúp Đinh Điền.
77Đình Phù SaYên Lâm - Yên MôĐình Phù Sa nằm trong khu vực cửa biển Thần Phù, Đình là nơi thờ Triệu Việt Vương, người đã mất tại khu vực cửa biển Đại Ác này.
78Đền Trung Lận KhêKhánh Thượng - Yên MôĐền Trung Lận Khê là công trình di tích có giá trị kiến trúc, nghệ thuật
79Đền thờ Thái phó Lê NiệmYên Mạc - Yên MôLê Niệm cháu của Lê Lai, làm quan đời Lê Thái Tông. Khi đóng quân ở làng Thiên trì, ông đã chỉ huy đắp đê Hồng Đức và được cấp 200 mấu ruộng ở làng Thiên Trì.
80Nhà thờ và mộ Vũ Duy ThanhKhánh Hải - Yên KhánhNơi thờ Trạng Bồng Vũ Duy Thanh trên quê hương. Vũ Duy Thanh là vị thủ khoa thời Nguyễn tương đương Trạng nguyên xưa, ông được người dân tôn vinh là Trạng Bồng.
81Đền Văn GiápKhánh An - Yên KhánhThờ vị lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần cùng 3 vị tể tướng và 18 vị quận công, các danh nhân họ Tạ.
82Đền Thượng, chùa Phúc LongKhánh Phú - Yên KhánhChùa Phúc Long thờ phật và thờ Tiên thiên Thánh Mẫu, mẹ của Giác Hải thiền sư. Đền Thượng thờ tam thánh: Giác Hải, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
83Đình thôn ĐỗKhánh Nhạc - Yên KhánhĐình thôn Đỗ là di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Đình thôn Đỗ thờ Tề Hải Long Vương và các vị thành lập làng.
84Đền chùa thôn NămKhánh Tiên - Yên KhánhĐền chùa thôn Năm là cụm di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Đền thôn Năm thờ Tản Viên Sơn Thánh.
85Chùa DầuKhánh Hoà - Yên KhánhChùa Dầu có từ thời Lý Thái Tông nhưng hiện có nhiều dấu tích của triều đại nhà Trần khi các Vua đời đầu đã về xây dựng hành cũng Vũ Lâm.
86Đền Kiến ỐcKhánh Trung - Yên KhánhThờ Phạm Tử Nghi là tướng thời nhà Mạc, ông còn được thờ ở Đền Hải Đức trên bờ đê sông Đáy thuộc xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
87Đền Tiên Viên, chùa Kim RongKhánh Lợi - Yên KhánhThờ Phùng Kim và Triệu Việt Vương - những danh nhân lịch sử từ thế kỷ V. Đây là một trong những di tích lịch sử văn hóa cổ nhất ở Ninh Bình.
88Chùa Phúc NhạcKhánh Nhạc - Yên KhánhChùa “Già Lê Tự” hơn 400 năm tuổi còn là bản doanh của Nguyễn Công Trứ khi chiêu mộ nhân dân quanh vùng, khẩn hoang lấn biển thành lập huyện Kim Sơn năm 1829.
89Đền Tam Thánh, chùa Yên LữKhánh An - Yên KhánhĐền Tam Thánh thờ Đinh Điền, Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn và Thượng Trân Trưởng công chúa là những danh nhân thời Đinh. Chùa Yên Lữ được xây dựng từ năm 1019.
90Đền thờ Nguyễn Công TrứQuang Thiện - Kim SơnĐền thờ Nguyễn Công Trứ nằm tại trung tâm vùng đất Kim Sơn xưa, nơi ông chiêu dân khai khẩn bãi hoang ven biển để lập ra huyện này từ năm 1829
91Nhà thờ đá Phát DiệmLưu Phương - Kim SơnQuần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm với những công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm của giáo phận, nơi được mệnh danh là kinh đô công giáo của Việt Nam.
92Đình Thượng KiệmThượng Kiệm - Kim SơnĐình Thượng Kiệm là nơi thờ Triệu Việt Vương. Đình nằm gần kiến trúc nhà thờ Phát Diệm.
93Đền Chất ThànhChất Bình - Kim SơnĐền Chất Thành là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền thờ Triệu Việt Vương trên vị trí gần cửa biển Đại Ác khi xưa ông đã mất.
94Miếu, chùa Lạc ThiệnQuang Thiện - Kim SơnMiếu, chùa Lạc Thiện là cụm di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị tiêu biểu
95Đền Như ĐộNhư Hòa - Kim SơnThờ quan Thái bảo Trần Nguyên Hãng là hậu duệ nhà Trần, có công đánh giặc Nguyên Mông, thờ cụ Doãn Dư cùng các vị có công khai hoang lấn biển lập nên Ấp Như Độ.

Di tích cấp tỉnh

Ninh Bình hiện có 279 di tích cấp tỉnh.[5] Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ các di tích cấp tỉnh ở Ninh Bình:

Thành phố Ninh Bình

1. Đình Cam Giá- xã Ninh Khánh.

2. Đền Đồng Bến- phường Đông Thành.

3. Đền thờ Quý Minh Đại Vương và hang Đền - xã Ninh Nhất.

4. Đền Thượng- Thôn Thiện Trạo- phường Ninh Sơn.

5. Nhà thờ quận công Phạm Đức Thành - phường Nam Bình.

6. Đền làng Phương Đình - phường Ninh Sơn.

7. Nhà thờ Nguyễn Tử Tương- thôn Đề Lộc, xã Ninh Nhất.

8. Nhà thờ Lê Đạo Trung- phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong.

9. Đền thờ Đức Thánh Trần- tại thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến.

10. Chùa Yên Khoái - thôn Yên Khoái -xã Ninh Phúc.

11. Đền Vân Thị - phường Thanh Bình.

12. Đền Hạ, thôn Cổ Loan Hạ, xã Ninh Tiến.

13. Đền Vua Lộ, xã Ninh Tiến.

14. Đền Trên, xã Ninh Phúc.

Huyện Hoa Lư

1. Đình Các - xã Ninh Hải.

2. Đền làng La Phù - xã Ninh Khang.

3. Đền làng Đa Giá - thị trấn Thiên Tôn.

4. Đình làng Yên Thành - xã Trường Yên.

5. Đình Sen thôn Hành Cung - xã Ninh Thắng.

6. Đền và miếu làng Bãi Trữ- xã Ninh Giang.

7. Đền và chùa Khả Lương - xã Ninh Thắng.

8. Nhà thờ Nguyễn Huyền Trung, xã Trường Yên.

9. Nhà thờ Đặng Văn Hài, xã Trường Yên.

10. Nhà thờ Nguyễn Khắc Nhân, thôn Trung, xã Trường Yên.

11. Nhà thờ Dương Đức Vĩnh, thôn Tam Kỳ, xã Trường Yên.

Huyện Nho Quan

1. Đền làng Kho- xã Phú Lộc.

2. Đình Mống - xã Yên Quang.

3. Đình Lá - xã Yên Quang.

4. Chùa Duy Khánh - xã Thanh Lạc.

5. Đình làng Bái Ngọc - xã Phú Lộc.

6. Phủ Đồi Ngang - xã Phú Long.

7. Đình và chùa làng Chàng- xã Sơn Lai.

8. Đình Hương Thịnh, làng Chạ- xã Phú Lộc.

9. Đền Thượng, đền Hạ thôn Thái Sơn- xã Sơn Lai.

10. Đình Tân Phong, thôn Sào Thượng - xã Lạng Phong.

11. Đình làng Vạn Sào - xã Lạng Phong.

12. Đình, phủ và chùa làng Đồi- xã Quỳnh Lưu.

13. Đình và chùa làng Quỳnh- xã Quỳnh Lưu.

14. Đình Hàng Xã- xã Thanh Lạc.

15. Phủ Ao Lươn, bản Ao Lươn, xã Kỳ Phú.

16. Đình làng Vân Trung, xã Thượng Hòa.

17. Miếu Châu Sơn, xã Phú Sơn.

18. Đình làng Bái xã Sơn Lai.

19. Đình và phủ thôn Xát, xã Sơn Lai.

20. Đình làng Lược, xã Sơn Lai.

21. Chùa Mý, xã Văn Phú.

22. Đình Sơn Cao, xã Gia Tường.

23. Đình làng Cẩm Địa, xã Lạc Vân.

Huyện Yên Mô

1. Đình làng Nộn Khê - xã Yên Từ.

2. Đền Phụng Ban- xã Yên Hưng.

3. Đền Trung Thạch Lỗi- xã Khánh Dương.

4. Đền làng Yên Mô Càn- xã Yên Mạc.

5. Đền Ninh Thượng- xã Yên Thịnh.

6. Đình Thượng làng Yên Tế- xã Yên Đồng.

7. Cụm di tích Đền Vua Đôi thôn Cổ Đà- xã Yên Phú.

8. Đền và chùa Hoàng Kim- xã Yên Phong.

9. Đền Vân Mộng- xã Yên Phong.

10. Đình làng Trinh Nữ- xã Yên Hoà.

11. Chùa Hang làng Phượng Trì - xã Yên Mạc.

12. Miếu Quảng Từ - xã Yên Từ.

13. Đình Trung Sơn - xã Mai Sơn.

14. Chùa Cổ Linh thôn Yên Liêu Thượng- xã Khánh Thịnh.

15. Đình làng Tiên Hưng - xã Yên Phú.

16. Đền Thượng Tịch Toàn - xã Khánh Thượng.

17. Đình Lôi Thanh - xã Khánh Thượng.

18. Đền núi Ngự Hầu - xã Yên Thắng.

19. Đền thờ Trần Nhật Duật - xã Yên Thắng.

20. Đền Nhân Phẩm - xã Yên Lâm.

21. Đình Hậu Thôn - xã Yên Thái.

22. Di chỉ khảo cổ học Mán Bạc - xã Yên Thành.

23. Đình làng Côi Trì, xã Yên Mỹ.

24. Đền Muỗm Quảng Hạ, xã Yên Thắng.

Thành phố Tam Điệp

1. Đền Dâu, phường Nam Sơn.

2. Đền Quán Cháo, phường Bắc Sơn.

3. Đình làng Quang Hiển, phường Yên Bình.

4. Chùa Quang Sơn, xã Quang Sơn.

5. Đền Mẫu Thượng, xã Quang Sơn.

6. Đền Thượng, phường Trung Sơn.

7. Chùa Lý Nhân, phường Yên Bình

Huyện Gia Viễn

1. Đình và chùa Giá Thượng - xã Gia Hoà.

2. Chùa Phúc Hưng và núi Hang Toàn - xã Gia Minh.

3. Chùa Hưng Quốc - xã Gia Hưng.

4. Chùa Linh Viên - xã Gia Hưng.

5. Đình Đông Khê- xã Gia Trung.

6. Đình, đền chùa Tập Ninh - xã Gia Vân.

7. Đền Thượng - xã Gia Phú.

8. Đình Núi Thiệu, xã Gia Tân.

9 Đền nhà bà (đền quốc mẫu) xã Gia Tân

10. Chùa Phúc Thiện xã Gia Tân

11. Đền làng Đoan Bình- xã Gia Phú.

12. Đình Trai- xã Gia Hưng.

13. Đền và chùa Me - thị trấn Me.

14. Đền Vò làng Lỗi Sơn - xã Gia Phong.

15. Đình làng Đồng Xuân- xã Gia Xuân.

16. Đình và chùa Liên Huy- xã Gia Thịnh.

17. Đình Kính Chúc - xã Gia Phú.

18. Đình thôn Ngô Đồng - xã Gia Phú.

19. Nhà thờ Lê Khả Lãng- xã Gia Vân.

20. Đình Vũ Nhì làng Vũ Nhì - xã Gia Trấn.

21. Miếu Quan Nghè- tại xã Gia Trấn.

Huyện Yên Khánh

1. Đền Đôi – xã Khánh Thuỷ.

2. Đền Đông Bình Hoà- xã Khánh Hồng.

3. Đền Duyên Phúc - xã Khánh Hồng.

4. Đền và chùa thôn Tân- xã Khánh Hội.

5. Đền Quyết Trung- xã Khánh Trung.

6. Đền Thánh Tứ- xã Khánh Mậu.

7. Đền Lưu Mỹ- xã Khánh Vân.

8. Đình Tiên Tiến- xã Khánh Tiên.

9. Đền Thánh Cả và đền Đức Ba- xã Khánh An.

10. Nhà thờ và mộ Bùi Thiện Tính- xã Khánh Cư.

11. Đền Đông Thổ Mật- xã Khánh Hồng.

12. Nhà thờ Đỗ Thế Diệu- xã Khánh Hồng.

13. Đền thôn Ba- xã Khánh Hồng.

14. Đền thôn Đồng- xã Khánh Nhạc.

15. Đền thôn Lê- xã Khánh Phú.

16. Đền thờ Phạm Văn Ngoạn- xã Khánh Cường.

17. Đền thôn Phạm- xã Khánh Nhạc.

18. Nhà thờ Thiên Hộ Giản- xã Khánh Thiện.

19. Đền Thánh Cả, làng Yên Cư- xã Khánh Cư.

20. Đình làng Xuân Dương- xã Khánh Cư.

21. Nhà thờ tiến sĩ Đinh Đình Thụy, xã Khánh Cư.

22. Đền thờ Triệu Việt Vương, thôn Khu Đông, thị trấn Yên Ninh.

23. Đền Nội- thị trấn Yên Ninh.

24. Nhà thờ Nguyễn Văn Đức- thôn Phú Sơn, xã Khánh Phú.

25. Đình làng Thượng và chùa Đống Tháp- xã Khánh Lợi.

26. Nhà thờ Phạm Đình Giản, xã Khánh Lợi.

27. Đền Thượng làng Yên Phú, xã Khánh An.

Huyện Kim Sơn

1. Miếu Thủ Trung- xã Kim Chính.

2. Đền Trì Chính- xã Kim Chính.

3. Nhà thờ Vũ Văn Kế- xã Như Hoà.

4. Đền Hành Khiển - xã Như Hoà.

5. Đền, chùa Tuy Định- xã Định Hoá.

6. Đền làng Yên Thổ- xã Định Hoá.

7. Đền Lưu Phương- xã Lưu Phương.

8. Miếu Tuần Lễ- xã Như Hoà.

9. Đền Hoàng Kim thôn Thủ Trung- xã Kim Chính.

10. Đền làng Kiến Thái - xã Kim Chính.

11. Đình Thượng làng Tuy Lộc- xã Yên Lộc.

12. Đình làng Yên Lâm- xã Lai Thành.

13. Đình Thượng làng Tự Tân, xã Tân Thành.

14. Cầu Ngói Phát Diệm, Thị trấn Phát Diệm.

15. Miếu Tuân Hóa, làng Tuân Hóa, xã Hồi Ninh.

16. Miếu Hồi Thuần, làng Hồi Thuần, xã Hồi Ninh.

17. Nhà thờ họ Bùi Phúc xã Lai Thành

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di tích ở Ninh Bình http://dulichbaidinh.com/Home/tin-tuc-su-kien/110/... http://www.gcatholic.com/churches/asia/1543.htm http://www.gcatholic.com/churches/data/cathVN.htm#... http://wwww.eicvn.eu/tam-linh/tam-linh/tin-nguong/... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2010/05/3ba... http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/20... http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dphat.ht... http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/ph... http://phatdiem.org/Portal/Desktop.aspx?tabid=11&C... http://afamily.vn/du-lich/20110208020146606/4-den-...